Truyền điện cao áp xoay chiều Định_luật_Joule–Lenz

Đường dây điện chuyển năng lượng điện từ nơi sản xuất điện đến nơi tiêu thụ. Những đường dây điện hiển nhiên có trở kháng, và do đó làm xuất hiện nhiệt Joule làm hao phí điện năng.

Sự thất thoát năng lượng vì tổn thất truyền (do xuất hiện nhiệt Joule trong đường dây) so với năng lượng hữu dụng cung cấp cho người tiêu dùng có thể ước chừng bằng một thiết bị chia điện thế. Để giảm thiểu tổn thất truyền tải, hiệu điện thế của đường dây phải càng lớn càng tốt so với lượng điện năng mà nó phải tải. Điện trở suất của đường dây cũng được giảm thiểu bằng việc sử dụng dây dẫn đồng, nhưng các đặc tính về điện trở của thiết bị tiêu dùng được cố định.

Thông thường, hai loại máy biến áp được đặt ở giữa đường dây điện và nơi tiêu thụ. Một loại tăng điện áp (máy tăng áp) từ nơi sản xuất điện để truyền đi trên đường dây điện (có thể lên đến 500.000V), một loại hạ điện áp (máy hạ áp) từ đường dây điện khi đến nơi sử dụng (thường là 220V). Ở máy tăng áp, khi một hiệu điện thế thấp, cường độ cao xuất hiện ở cuộn sơ cấp của máy biến áp (trước khi biến áp), sẽ được chuyển thành một hiệu điện thế cao, cường độ thấp trong cuộn thứ cấp (sau khi biến áp) tương đương với trở kháng của các dây dẫn trở nên thấp hơn[7] và tổn thất truyền tải được giảm tương ứng tỷ lệ.

Giữa hai loại dòng điện một chiều (DC) và xoay chiều (AC), dòng điện AC có thể sử dụng máy biến áp để giảm tổn thất điện bởi nhiệt Joule, với hiệu điện thế cao hơn trong các đường truyền so với dòng điện DC không làm được.

Liên quan